Ngộ độc thực phẩm là gì? Nên làm gì khi bị ngộ độc thực phẩm

Rate this post

Ngộ độc thực phẩm là trường hợp thường xảy ra khi cơ thể người tiếp xúc với các thực phẩm nhiễm độc, nhiễm bẩn. Một vài trường hợp do cơ thể không thích ứng được với các chất có trong thực phẩm. Vậy ngộ độc thực phẩm là gì? Nên làm gì khi bị ngộ độc thực phẩm? Bài viết sau đây sẽ mang đến thông tin hữu ích nhất. Hãy cùng theo dõi nhé!

Nội Dung Chính:

Ngộ độc thực phẩm là gì? Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm là gì?

Sử dụng thực phẩm không hóa chất để đảm bảo không bị ngộ độc thức ăn.
Sử dụng thực phẩm không hóa chất để đảm bảo không bị ngộ độc thức ăn.

Ngộ độc thực phẩm là tình trạng cơ thể gặp phải tình trạng cấp tính do tiêu thụ thức ăn chứa độc tố. Hội chứng này có thể khiến người bệnh nguy hiểm tính mạng nếu không được xử lý kịp thời.

Các biểu hiện thường thấy là buồn nôn, choáng váng, đau bụng, ói mửa, sốt hay hôn mê. Tùy theo các tình trạng/nguyên nhân ngộ độc thực phẩm khác nhau mà chúng ta có cách xử lý khác nhau.

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng ngộ độc thực phẩm

  • Tình trạng ngộ độc thực phẩm có thể bắt nguồn từ thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn gây hại trực tiếp đến hệ tiêu hóa.
  • Thực phẩm có chất tạo màu, các hóa chất độc hại, hương liệu và chất bảo quản không có trong danh sách sử dụng cho thực phẩm.
  • Người sử dụng các loại thực phẩm có độc, nhiễm độc, kích ứng với cơ thể gây dị ứng, ngộ độc thực phẩm.

Biểu hiện của người bị ngộ độc thực phẩm

Đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy

Đau bụng là dấu hiệu dễ nhận thấy khi bị ngộ độc thực phẩm.
Đau bụng là dấu hiệu dễ nhận thấy khi bị ngộ độc thực phẩm.

Đây là tình trạng đầu tiên khi cơ thể không thích ứng với các chất độc có trong thực phẩm. Hệ tiêu hóa bắt đầu muốn đào thải chất độc dẫn tới đau bụng, nôn mửa dữ dội hoặc tiêu chảy.

Sốt, mệt mỏi, chán ăn

Một khi cơ thể bị ngộ độc, nhiễm chất độc, người bệnh có thể bị sốt nhẹ. Tiếp theo đó là tình trạng cơ thể mệt mỏi, chán ăn, khó chịu trong người.

Thị lực giảm, đau đầu dữ dội

Tình trạng này diễn ra khi cơ thể của người bệnh bị nhiễm độc dạng nặng. Lúc này thị lực lập tức bị giảm mạnh, đau đầu kèm theo đau cơ và các triệu chứng khác xuất hiện. Bạn cần đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế nếu gặp tình trạng này.

Nên làm gì khi bị ngộ độc thực phẩm?

Với các trường hợp ngộ độc nhẹ, bạn nên thực hiện theo các phương pháp tạm thời sau đó đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất. Cụ thể như sau:

Gây nôn cho người bị ngộ độc thực phẩm

Có thể kích nôn người bị nhiễm độc khi ăn uống bằng cách sử dụng 2 thìa muối pha với 1 cốc nước ấm để uống.

Đối với người lớn, bạn có thể gây nôn bằng cách móc họng để bệnh nhân nôn ra. Nếu thời gian tiêu hóa thức ăn nhiễm độc sau 6 tiếng, bạn có thể tiến hành cách phương pháp khác.

Bảo vệ niêm mạc dạ dày

Có thể sử dụng cháo loãng làm giảm sự khó chịu của dạ dày.
Có thể sử dụng cháo loãng làm giảm sự khó chịu của dạ dày.

Bạn có thể cho người bệnh dùng bột mì, sữa, cháo loãng nhằm cản trở sự hấp thu chất độc của hệ tiêu hóa.

Tìm cách trung hòa chất độc

Đối với những bệnh nhân ngộ độc do acid, bạn có thể sử dụng chất kiềm để trung hòa chất độc. Ngoài ra, các dung dịch như dấm, nước quả chua cũng có tác dụng hỗ trợ trong khi ngộ độc thực phẩm.

Sử dụng thảo mộc cho cơ thể

Để giảm triệu chứng ngộ độc thực phẩm, bạn có thể uống nước húng quế, sử dụng mật ong và gừng. Chúng có thể giảm tình trạng đau bụng, khó tiêu, khó chịu.

Lưu ý:

Tất cả các trường hợp ngộ độc, người bệnh cần được đưa tới Y tế để chữa trị kịp thời. Tránh việc tự ý xử lý khi thiếu kiến thức.

Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã biết ngộ độc thực phẩm là gì? Cũng như nên làm gì khi bị ngộ độc thực phẩm. Để biết thêm các thông tin hữu ích và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe uy tín, đừng quên truy cập website: https://nhathuocgiahan.vn/ hoặc gọi 0903 777 294 để được tư vấn tận tình.

ping post
1800.6217