Chụp CT là gì? Khi nào thì nên đi chụp CT?

Rate this post

Trước sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, hàng loạt các phát minh, sáng chế mới ra đời đã phục vụ rất tốt cho cuộc sống con người nói chung, ngành y học hiện đại, giúp đẩy lùi nhiều căn bệnh quái ác.

Và trong số những thành tựu khoa học đó phải kể tới chụp CT. Vậy chụp CT là gì và khi nào thì nên chụp CT, hãy cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về công cụ này.

Chụp CT là gì?
Chụp CT là gì?

Chụp CT là gì?

Khái niệm chụp CT là gì? Chụp CT hay còn được gọi với cái tên là chụp cắt lớp vi tính, Computerized Tomography.

Đây là kỹ thuật sử dụng nhiều tia X kết hợp với những kỹ thuật điện tử hiện đại, quang quét lên một khu vực của cơ thể con người theo lát cắt ngang.

Chụp CT cho ra những hình ảnh 2 chiều hoặc 3 chiều của bộ phận cần chụp một cách chính xác và rõ nét nhất. Chúng đem tới một tư liệu, cơ sở, công cụ hỗ trợ đắc lực cho bác sĩ dự đoán, điều trị.

Khi nào thì nên đi chụp CT?

Chụp CT tuy là một trong những bước tiến của khoa học nhưng nó vẫn còn tồn tại những rủi ro khi chụp. Do khi chụp, người bệnh sẽ tiếp xúc với bức xạ ion hóa nên người chụp có thể bị phơi nhiễm phóng xạ.

Đối với những phụ nữ đang mang thai thì đây không phải là một giải pháp hay bởi nó sẽ ảnh hưởng tới thai nhi.

Ngoài ra, người chụp cũng có thể bị phản ứng với vật liệu tương phản.

Hơn nữa, ở Việt Nam hiện nay chỉ có một số bệnh viện lớn mới trang bị hệ thống chụp CT, như bệnh viện quân đội 108, bệnh viện Thu Cúc, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Việt Đức,…

Cùng với đó là chi phí cho mỗi lần chụp là không hề nhỏ, nếu không có bảo hiểm sẽ mất tới 24 triệu đồng/lượt, 4 triệu đồng/lượt cho người có bảo hiểm. Vì vậy, không phải lúc nào hay bất cứ bệnh gì hoặc mọi trường hợp đều cần chụp CT.

Khi nào cần chụp CT?
Khi nào cần chụp CT?

Sau khi bệnh nhân nhập viện, tiến hành các kiểm tra lâm sàng, những kỹ thuật thông thường như xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm,… có bất thường thì bác sĩ sẽ đề nghị hoặc chỉ định người bệnh chụp CT.

Những trường hợp chụp CT được sử dụng:

  • Chụp vùng bụng để chuẩn đoán liên quan tới các khối u: xác định vị trí, kích thước, phân biệt một số loại u,…
  • Chuẩn đoán áp xe vùng bụng, xác định mức độ, số lượng đa chấn thương nội tạng.
  • Chấn thương cột sống, sọ não
  • Chuẩn đoán các bệnh u lồng ngực: khối u trung thất, di căn ung thư phổi, giãn phế quản, bệnh phổi kẽ,..
  • Phát hiện nội thương, chảy máu trong, cục máu đông.
  • Hỗ trợ phẫu thuật, xạ trị, sinh thiết, hướng dẫn chọc dò, đặt ống dẫn lưu,…
  • Giám sát hiệu quả quá trình điều trị như điều trị ung thư.

Tóm lại, chụp CT hay không, khi nào cần chụp sẽ phụ thuộc vào quyết định của bác sỹ điều trị cân nhắc về hiệu quả đạt được, các đòi hỏi về sự chuẩn bị ở người bệnh, sức khỏe, sự chịu đựng tia X cũng như túi tiền của bệnh nhân.

Trên đây, bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chụp CT là gì, khi nào thì nên chụp CT.

Ngoài ra, để có thể hiểu rõ hơn cũng như nhận được sự tư vấn chuyên sâu hơn, bạn có thể ghé qua địa chỉ website: https://nhathuocgiahan.vn/.

Đồng thời, bạn còn có thể tìm hiểu được thêm nhiều căn bệnh cũng như kiến thức bổ ích khác về sức khỏe để có được nền tảng kiến thức tốt chăm sóc cho bản thân mình và các thành viên trong gia đình.

ping post
1800.6217