Bệnh uốn ván là gì? Những cách phòng ngừa bệnh uốn ván

Rate this post

Chắc chắn đâu đó chúng ta đã nghe tới cái tên căn bệnh uốn ván rồi đi tiêm chủng uốn ván và đây là căn bệnh có tỷ lệ tử vong rất cao. Tuy nhiên, rất ít người hiểu rõ về bệnh uốn ván là gì, cách phòng ngừa ra sao.

Nếu bạn cũng còn khá mơ hồ về căn bệnh này hãy đọc ngay bài viết dưới đây để có cái nhìn đúng đắn và biện pháp phòng ngừa cho bản thân và cả gia đình.

Nội Dung Chính:

Bệnh uốn ván là gì?

Bệnh uốn ván là loại bệnh cấp tính do cơ thể bị nhiễm ngoại độc tố tetanus exotoxin từ vi khuẩn uốn ván có tên là Clostridium tetani gây ra. Loại vi khuẩn này tiết ra chất độc gây tổn thương thần kinh, dẫn tới các cơ bắp bị tê liệt, cứng. Bệnh có tỷ lệ tử vong rất cao, không nhanh chóng điều trị thì cơ hô hấp sẽ ngưng hoạt động, dẫn tới nguy kịch và tử vong.

Bệnh uốn ván là gì?
Bệnh uốn ván là gì?

Cách ngăn ngừa bệnh uốn ván là gì? 

Do bệnh có tỷ lệ tử vong cao nên mọi người cần có những cách ngăn ngừa để hạn chế việc mắc phải bệnh uốn ván.

Biện pháp tiêm chủng dự phòng

Cách ngăn ngừa bệnh uốn ván hiệu quả nhất chính là mọi người từ trẻ nhỏ tới người lớn đều cần chủ động tiêm vắc xin uốn ván sớm và đầy đủ. Đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.

Ngày nay, vắc – xin uốn ván đã được bào chế dưới dạng phối kết hợp với các loại vắc – xin khác nên rất tiện lợi cho mẹ trong việc đưa bé đi tiêm ngừa, phòng bệnh.

Lịch tiêm chủng uốn ván hiện nay ở nước ta như sau:

  • Uốn ván sơ sinh: phụ nữ mang thai sẽ được gây miễn dịch cơ bản bằng 2 liều giải độc tố uốn ván – tetanus toxoid: TT, cách nhau tối thiểu 1 tháng, liều thứ 2 tiêm trước khi sinh 1 tháng. Những lần mang thai sau, trước khi sinh 1 tháng cần tiêm nhắc lại 1 liều TT.
  • Đối với trẻ em dưới 1 tuổi: trẻ em vào lúc 2, 3, 4 tháng tuổi sẽ được gây miễn dịch cơ bản với 3 liều vắc – xin phối hợp bạch hầu – ho gà – uốn ván (DPT).
  • Và để duy trì khả năng miễn dịch, phòng ngừa trước căn bệnh uốn ván thì cứ 10 năm lại tiêm nhắc lại một lần TT, bởi vắc – xin không tạo miễn dịch bền vững trọn đời.
 Tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai

Tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai

Tiêm khi bị thương có nguy cơ mắc bệnh uốn ván

Khi bị thương, có nguy cơ bị mắc bệnh cần tiền hành tiêm phòng ngừa luôn. Phụ thuộc vào lịch sử tiêm và độ tổn thương mà áp dụng lượng tiêm phù hợp:

  • Với những người đã được tiêm TT đầy đủ, vết thương nhẹ, không bị nhiễm bẩn, đồng thời, lần tiên TT cuối cùng cách đó hơn 10 năm thì cần tiêm nhắc lại 1 mũi. Đối với vết thương nặng, bị nhiễm bẩn, chưa được tiêm TT trong vòng 5 năm trước đó thì cần tiêm ngay 1 liều trong ngày bị thương.
  • Trường hợp người bị thương chưa được gây miễn dịch cơ bản đầy đủ thì cần tiêm 1 liều TT càng sớm càng tốt sau khi bị thương. Những vết thương nặng, bị nhiễm bẩn thì cần bổ sung thêm mũi tiêm globulin miễn dịch uốn ván (TIG).
  • Trong trường hợp không rõ tiền sử tiêm phòng, lại bị thương nặng thì cần tiêm TIG với liều thấp nhất là 250 IU.

Trên đây là những thông tin về căn bệnh uốn ván là gì, cùng cách phòng ngừa, ngăn chặn.

Ngoài ra, để biết thêm các thông tin khác về bệnh này hoặc các loại bệnh thường gặp khác, bạn có thể truy cập vào địa chỉ website: https://nhathuocgiahan.vn/ tham khảo thêm cũng như nhờ tới sự tư vấn của đội ngũ dược sĩ.

Hi vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ có được những kiến thức bổ ích chăm lo cho sức khỏe của bản thân và các thành viên gia đình mình

ping post

1800.6217