Tự kỷ là chứng bệnh không còn xa lạ với xã hội hiện đại. Số lượng trẻ tự kỷ ngày càng tăng cao với nhiều mức độ khác nhau. Với mỗi gia đình có con nhỏ, việc tìm hiểu những kiến thức về chứng bệnh này là rất cần thiết để có thể phát hiện sớm và có sự can thiệp kịp thời.
Nội Dung Chính:
Tự kỷ là gì?
Tự kỷ là thuật ngữ dùng để chỉ một nhóm các rối loạn của sự phát triển não bộ. Hầu hết những rối loạn này làm cho trẻ khó khăn trong giao tiếp, tương tác xã hội, ngôn ngữ và hành vi lặp lại ở những mức độ khác nhau.
Tự kỉ xuất hiện những dấu hiệu và triệu chứng rõ rệt nhất ở trẻ trong độ tuổi từ 2 đến 3 tuổi.
Số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc cho thấy, hiện thế giới có khoảng 70 triệu người đang mắc bệnh tự kỷ. Trong đó, chủ yếu là trẻ em. Cứ 150 trẻ sẽ có 1 trẻ tự kỷ.
Tại nước ta, thống kê chưa đầy đủ từ Mạng lưới người tự kỷ Việt Nam cho thấy cả nước có khoảng 200.000 người mắc chứng bệnh này và con số này ngày càng gia tăng.
Nguyên nhân gây nên trẻ tự kỷ
Từ khi phát hiện ra những đứa trẻ bị tự kỷ, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu để tìm hiểu các nguyên nhân gây bệnh.
Dù chưa đưa ra được chính xác nhưng nhiều kết quả cho thấy trẻ bị tự kỷ là do sự kết hợp của một số yếu tố di truyền và môi trường xung quanh.
Cụ thể:
Trẻ có nguy cơ mắc bệnh tự kỉ khi xuất hiện sự thay đổi của một số loại gen hiếm gặp hoặc gen bị đột biến với những yếu tố như chế độ thai kì có vấn đề, quá trình sinh nở khó khăn dẫn đến thiếu hụt oxy cho não của trẻ.
Biểu hiện của những trẻ tự kỷ
Tỉ lệ bé trai bị tự kỷ cao gấp 4-5 lần so với bé gái. Ngay từ khi lọt lòng, dấu hiệu của bệnh tự kỷ không rõ ràng. Chỉ khi bé 2 – 3 tuổi, mới có những biển hiện cụ thể. Đó là:
Biểu hiện về ngôn ngữ
- Trước 9 tháng, những đứa trẻ bị tự kỷ không có những âm thanh bập bẹ
- Trước 12 tháng, bé không có động tác dùng ngón tay chỉ trỏ các đồ vật, con người xung quanh
- Trước 16 tháng, bé không nói được những từ một âm tiết
- Trước 24 tháng, bé không phát âm được từ có hai âm tiết.
Biểu hiện về giao tiếp
- Trẻ tự kỷ không biết cách bộc lộ tình cảm cũng như cảm xúc của mình
- Khi có người gọi tên, bé hầu như rất ít khi trả lời
- Giọng điệu và ngữ điệu khi nói chuyện không bình thường
- Thực hiện các động tác một cách rập khuôn và lặp đi lặp lại nhiều lần
- Quan tâm đặc biệt đến một hoặc một số món đồ nào đó
Biểu hiện về sức khỏe
Những trẻ tự kỷ thường mắc phải một số vấn đề y khoa khác như kém ăn, không nhai thức ăn, táo bón mãn tính, thức khuya, trằn trọc, khó ngủ. Đặc biệt nhiều trẻ còn có hành vi gây hấn, nổi cơn.
Gia đình cần làm gì khi có trẻ bị tự kỷ?
Khi gia đình bạn có trẻ tự kỷ, bạn cần phải chuẩn bị tâm lý thật tốt để đi cùng bé một quãng đường dài. Hãy dành cho bé tình yêu thương vô bờ bến, dành nhiều thời gian ở bên để cùng trò chuyện và chơi với bé.
Đến tuổi đi học, bạn cứ mạnh dạn cho trẻ đến trường.
Đó có thể là các trường chuyên biệt dành cho trẻ tự kỷ để bé hòa nhập với cộng đồng xung quanh.
Khi bé có những hành động quậy phá, lên cơn, cha mẹ không được trách mắng, đánh phạt trẻ mà hãy im lặng để bé bình tĩnh lại.
Bên cạnh tình thương thì gia đình có thể thực hiện các biện pháp hỗ trợ điều trị như matxa, bấm huyệt cho trẻ, cho bé học một số môn nghệ thuật như âm nhạc, hội họa, nhảy múa, tập yoga.
Đặc biệt trên thị trường xuất hiện nhiều loại thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ điều trị cho trẻ tự kỷ. Đó là sản phẩm giúp hạn chế những biểu hiện của trẻ.
Trước khi mua và cho bé sử dụng, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và tìm đến các nhà thuốc uy tín.
Ngày nay, trẻ tự kỷ không chỉ là vấn đề của gia đình mà được toàn xã hội quan tâm.
Nguyên nhân chính xác và phương pháp điều trị tốt nhất vẫn đang được các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu.
Vì thế, trước mắt hãy dành cho trẻ những gì tốt đẹp nhất để giúp trẻ sớm hòa nhập được với cộng đồng.
Hi vọng bài viết trên từ Nhà thuốc Gia Hân có thể giúp các bạn hiểu hơn về chứng tự kỷ ở trẻ.