Uốn ván là gì? Cách nhận biết bệnh uốn ván

Rate this post

Uốn ván là gì? Bệnh còn có tên gọi khác là phong đòn gánh do vi khuẩn uốn ván gây nên. Vi khuẩn uốn ván gây ra nhiều tổn hại đến hệ thần kinh và được tìm thấy khắp ở mọi nơi. Các bạn cần tìm hiểu qua những dấu hiệu nhận biết bệnh cùng cách thức điều trị hiệu quả để bảo vệ sức khỏe an toàn.

Nội Dung Chính:

Bệnh uốn ván là gì?

Như đã nhắc đến ở trên thì bệnh uốn ván chính là do một loại vi khuẩn uốn ván với tên gọi Clostridium tetani gây nên. Loại vi khuẩn này có nhiều trong đất và hầu như nơi đâu cũng xuất hiện, các bạn nên cẩn thận để không bị nhiễm phải. Khi nhiễm vi khuẩn uốn ván hệ thần kinh sẽ bị tổn thương khiến các cơ bắp dần bị tê liệt và có thể dẫn đến tử vong.

Chính vì thế mỗi người nên cẩn thận tìm hiểu qua các triệu chứng uốn ván để nhanh chóng khắc phục khi mắc phải.

benh-uon-van-la-gi

Dấu hiệu nhận biết bệnh uốn ván

Bệnh uốn ván là loại bệnh nguy hiểm mọi người cần phải đề phòng, một số dấu hiệu dễ nhận thấy khi bị nhiễm vi khuẩn uốn ván như:

  • Toàn cơ thể bị căng cứng do các cơ bị tê liệt khó hoạt động được.
  • Trong vòng 7 ngày kể từ khi bị vi khuẩn uốn ván xâm nhập bệnh nhân dễ bị co giật đau đớn thường xuyên.
  • Các cơ chủ yếu như cơ lưng, vai, cổ, bụng, tay, đùi đều bị ảnh hưởng gây đau nhức và căng cứng.
  • Trường hợp bệnh nặng vi khuẩn xâm nhập sâu và lan nhanh có thể khiến bệnh nhân ngừng thở.

Một số trường hợp bị nhiễm uốn ván cục bộ cơ thể bệnh nhân sẽ xuất hiện các dấu hiệu đau nhức tại vị trí bị nhiễm. Để hiểu rõ hơn về triệu chứng bệnh uốn ván các bạn nên tham khảo qua ý kiến bác sĩ.

benh-uon-van-la-gi

Nguyên nhân nào dẫn đến nhiễm bệnh?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng cơ thể nhiễm bệnh uốn ván, các bạn cần lưu ý để phòng chống bệnh.

  • Bị nhiễm trùng tại các vết thương hở, các vết thương với kim loại như sắt thép gỉ đâm vào da.
  • Không tiêm phòng uốn ván trước đó khiến hệ miễn dịch kháng bệnh bị yếu đi, cơ thể dễ dàng nhiễm bệnh khi bị nhiễm trùng hơn.
  • Các vết thương hở như xăm mình, xỏ khuyên tai, tiêm bị nhiễm trùng có thể dẫn đến bệnh uốn ván.
  • Bị gãy xương hở, bị đạn bắn, bị bỏng, bị động vật cắn, lở loét do nhiễm trùng ở chân cũng có thể dẫn đến mắc bệnh.

Có rất nhiều nguy cơ khiến cơ thể chúng ta dễ dàng nhiễm bệnh, các bạn cần cẩn trọng trong sinh hoạt hàng ngày để hạn chế.

phong-benh-uon-van-nhu-the-nao

Phương pháp khắc phục bệnh uốn ván là gì?

Để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh tránh trường hợp bị nhiễm vi khuẩn uốn ván thì trước hết trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh cần tiêm phòng uốn ván. Trong sinh hoạt và công việc hàng ngày mỗi người nên cẩn trọng tránh tiếp xúc nhiều với các tác nhân gây bệnh. Trường hợp có nguy cơ nhiễm bệnh các bạn cần đến ngay bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán và áp dụng phương pháp điều trị thích hợp nhất.

Bác sĩ sẽ sử dụng các phương thuốc thích hợp hay tiêm phòng kháng độc, thực hiện loại bỏ mô chết giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng tại vết thương. Tùy vào tình trạng bệnh bệnh nhân sẽ điều trị từ 2 – 4 tháng đến khi cơ thể bình phục.

Mọi trường hợp xin tư vấn ý kiến bác sĩ các bạn nên liên hệ ngay đến địa chỉ uy tín để được giải đáp mọi thắc mắc. Những thông tin trên giúp giải đáp rõ bệnh uốn ván là gì và cần lưu ý gì rồi, các bạn nên tìm hiểu để chủ động phòng bệnh.

ping post
1800.6217